DINH DƯỠNG “VÀNG” CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

 

ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TỚI CƠ THỂ

Nếu không được kiểm soát tốt thì tiểu đường có thể gây tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tim – mạch máu, mắt, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa dạ dày – ruột và nướu răng.

Tuy nhiên trước tiên để hiểu rõ về cơ chế hoạt động của bệnh thì cần tìm hiểu hoạt động của insulin trong hệ nội tiết của cơ thể như sau:

Tuyến tụy giúp sản xuất và phóng thích insulin để tạo ra năng lượng từ đường. Nếu tuyến tụy sản xuất ít hoặc thậm chí không sản xuất insulin thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt insulin, lúc này cơ thể sẽ sử dụng hormon thay thế để chuyển hóa chất béo thành năng lượng nhưng đi kèm với đó sẽ tạo ra một lượng lớn các chất độc hại.

Lượng axit và xeton tích tụ do quá trình trên sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm ceton do bệnh tiểu đường là biến chứng nghiêm trọng biểu hiện bằng: khát nước nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi và hơi thở có thể có mùi thơm do nồng độ ceton trong máu cao. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể dẫn tới mất ý thức hay thậm chí là tử vong.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến hệ tim và mạch máu

– Người bị bệnh tiểu đường rất dễ có bệnh đi kèm về tim và liên quan đến mạch máu với nguy cơ cao gấp đôi so với người bình thường;

– Khái niệm “Bàn chân đái tháo đường” thể hiện tình trạng tổn thương mạch máu và thần kinh khiến nguy cơ cắt cụt bàn chân và ngón chân tăng lên gấp 10 lần người bình thường;

– Triệu chứng của các ảnh hưởng này thường không có dấu hiệu báo động cho đến khi bệnh nhân đau tim, đột quỵ hoặc da bàn chân đổi màu, hay chuột rút và giảm cảm giác;

– Việc kiểm soát tiểu đường có thể giúp bệnh nhân tránh khỏi nguy cơ mắc các biến chứng này.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến mắt

– Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất thị giác ở người trưởng thành. Một số triệu chứng thường gặp có thể là: tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc do các mạch máu nhỏ xuất hiện trong mắt;

– Thị lực ở bệnh nhân thường suy giảm hoặc mất đột ngột;

– Chính vì vậy bệnh nhân tiểu đường cần được kiểm tra mắt thường xuyên và điều trị kịp thời để có thể ngăn ngừa tới 90% suy giảm thị lực do tiểu đường gây ra.

– Thị lực ở bệnh nhân tiểu đường thường suy giảm hoặc mất đột ngột

Ảnh hưởng của tiểu đường đến thận

– Tiểu đường cũng là nguy cơ hàng đầu gây suy thận ở người trưởng thành, chiếm tới một nửa số trường hợp mắc bệnh;

– Triệu chứng bệnh ở giai đoạn khởi đầu thường là không rõ ràng hoặc khó nhận biết, giai đoạn sau khi thận đã suy thì có thể có phù ở chân và bàn chân;

– Các thuốc hạ huyết áp nếu được chỉ định và kiểm soát bởi bác sĩ chuyên khoa có thể giúp giảm nguy cơ suy thận tới 33% ở người tiểu đường.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến hệ thần kinh

– Lượng đường trong máu tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây hại đến hệ thần kinh;

– Đau thần kinh ngoại vi do tiểu đường có thể gây đau, nóng rát hoặc mất cảm giác ở bàn chân, thường xuất phát từ các ngón chân, có thể ảnh hưởng đến tay và các bộ phận khác;

– Đau thần kinh tự chủ xuất phát từ tổn thương thần kinh có chức năng kiểm soát nội tạng của cơ thể. Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng về tình dục, liệt dạ dày hoặc không cảm nhận được bàng quang, chóng mặt, ngất xỉu.

Ảnh hưởng của tiểu đường đến răng

– Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về răng lợi cao hơn so với người bình thường;

– Nướu răng dễ chảy máu, sưng và đỏ tấy do các tác động thường ngày;

– Người bệnh tiểu đường cần có thói quen chăm sóc răng miệng thường tốt và đi nha sĩ thường xuyên để kiểm soát tình trạng này.

– Người bệnh tiểu đường cần có thói quen chăm sóc răng miệng thường tốt và đi nha sĩ thường xuyên để kiểm soát tình trạng răng miệng.

NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…

Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

– Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng

– Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.

– Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…

– Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

SURE IQ GLUCERNA- DINH DƯỠNG “VÀNG” CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG

Người bị tiểu đường luôn phải tuân thủ chế độ ăn khắt khe nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, điều chỉnh ổn định đường huyết. Tiểu đường không thể điều trị dứt điểm, vì vậy người bệnh phải duy trì chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt khoa học để tránh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm khác như tim mạch,…

Vậy dinh dưỡng thế nào là hợp lý luôn là câu hỏi được mọi người quan tâm. Nhằm đáp ứng những tiêu chí trên, Sure IQ  đã cho ra mắt dòng sản phẩm Sữa dinh dưỡng Sure IQ Glucerna dành riêng cho người bị tiểu đường.

Với công thức sữa cải tiến mới gồm các dưỡng chất quý giá như; Bột óc chó, Bột yến sào, Đông trùng hạ thảo  kết hợp với những thành phần:

ALA: Giúp ngừa các biến chứng tiểu đường

MUFA, PUFA: Tốt cho hệ tim mạch

Vitamin C, Kẽm: Giúp tăng cường sức đề kháng

Protein, Lipid: Cung cấp năng lượng, giúp phục hồi sức khỏe trước và sau phẫu thuật.

Mọi người có nhu cầu muốn mua hàng hãy liên hệ số Hotline: 0911122211 – 096 7865885 hoặc ib trực tiếp vào fanpage: https://www.facebook.com/suadinhduongsureiq để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02439955968
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon