Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus phát triển. Hệ miễn dịch của con còn non nớt rất dễ bị ốm bệnh do tiếp xúc với vi khuẩn, virus. Vì vậy, bố mẹ cần trang bị kiến thức về những bệnh lý trẻ hay mắc phải để có cách phòng tránh và điều trị hiệu quả cho con nhé!
1. Viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp trên được chia thành: Vêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mạn tính.
Triệu chứng thường gặp đầu tiên của viêm đường hô hấp là sốt, sốt nhẹ, đôi khi sốt cao kèm theo rét run, ho, hắt hơi và chảy nước mũi.
Viêm đường hô hấp trên là tổ hợp bệnh bao gồm: Cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ nhưng chúng đều có một số biểu hiện chúng ta dễ nhận thấy, bao gồm: sốt, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp…
2. Tay- chân- miệng
Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người.
Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Đặc biệt, những vết loét đỏ như vết lở miệng sẽ xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Quan sát kĩ có thể thấy đó những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.
Tuy nhiên, nếu trẻ sốt hơn 39 độ C, bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc, ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì cần đưa đến bệnh viện kịp thời. Nếu để trẻ bệnh có thể trở nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
3. Sốt xuất huyết
Bệnh do muỗi đốt mang virut bệnh sốt xuất huyết gây ra. Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị sốt trong 7 ngày trở lại, không ho, không sổ mũi, không tiêu chảy, trên người nổi những nốt xuất huyết, thường là ở cánh tay, cẳng chân. Các nốt tròn, nhỏ như vết muỗi cắn nhưng khác ở chỗ khi căng ra những điểm này không biến mất. Trẻ có thể đau bụng ở hạ sườn phải, chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu. Nặng hơn, trẻ có thể bị truỵ tim mạch (sốc): tay chân lạnh, người lừ đừ, kêu mệt. Triệu chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm của đợt sốt. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra khi có các dấu hiệu trên.ách phòng tránh: thường xuyên tắm cho trẻ và vệ sinh thân thể cho trẻ, khi ngủ phải mắc, vệ sinh giường cho trẻ thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, loại bỏ các dụng cụ chứa nước không cần thiết, phun thuốc diệt muỗi theo đúng khuyến cáo,…
4. Sốt Virus
Triệu chứng của sốt virus bao gồm sốt cao, đau mỏi người, đau đầu kèm một số triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi,
Đặc biệt, trên da trẻ xuất hiện các ban đỏ mịn, thường vào ngày thứ 2-4 của bệnh. Ban thường tuần tự xuất hiện từ đầu mặt xuống thân mình, chân và khi biến mất cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra, trẻ thường nổi hạch ở cổ, gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu mới mất đi.
Sốt virus diễn biến lành tính trong 3-5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm.
Tuy nhiên, một số trường hợp có thế xuất hiện biến chứng nên cần theo dõi để phát hiện, đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
5. Bệnh Thủy đậu
Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra với biểu hiện là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua khoảng 10-20 ngày ủ bệnh thì người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn… Lúc này, trên da người bệnh có thể xuất hiện hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện nốt đậu. Nốt đậu nổi nhiều là dấu hiệu cảnh báo bệnh có thể diễn tiến nặng.
Một số vấn đề cần lưu ý dành cho người bệnh thủy đậu:
– Bệnh thủy đậu lây truyền rất nhanh, trong khoảng thời gian 5 ngày trước và sau khi phát ban. Bệnh có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo, vật dụng nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng rộp của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiêng đến nơi đông người để tránh lây lan bệnh
– Nghỉ ngơi trong phòng riêng, thoáng khí, thời gian cách ly là khoảng 7-10 ngày từ lúc bắt đầu phát ban cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
– Hạn chế gãi nốt mọc thủy đậu, gây trầy xước, nhiễm trùng. Có thể tắm bằng nước ấm hàng ngày, lau rửa nhẹ nhàng, tránh mụn nước bị vỡ gây rát, dễ nhiễm khuẩn và để lại sẹo sau này.
– Đối với các nốt đỏ bị vỡ, cần vệ sinh sát khuẩn cẩn thận rồi bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo.
– Đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể; kiêng đồ nếp và đồ tanh, hạn chế ăn đồ cay nóng, các món xào nhiều dầu mỡ.
– Nếu tự điều trị mà nhận thấy dấu hiệu bệnh không giảm thì cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để có những phương pháp điều trị tốt hơn.
6. Rôm sẩy
Do thời tiết nóng lực, gây nên hiện tượng nổi mụn nhọt, rôm sảy và các mẩn ngứa đỏ ở trẻ nhỏ và các trẻ sơ sinh. Trong khi trẻ không được chăm sóc tốt đặc biệt là vấn đề vệ sinh ngoài da kém như việc tắm trẻ tại nhà, rôm sảy sẽ phát triển thành mụn mủ có khi còn thành nhọt, có nguy cơ bị viêm da mãn tính, nặng hơn còn tiến triển thành viêm cầu thận cấp rất nguy hiểm.
Cách phòng tránh: Thường xuyên tắm bé tại nhà và vệ sinh cho bé, đưa trẻ vào nơi thoáng mát, lau khô mồ hôi, tắm rửa hoặc ít nhất cũng thay quần áo khác sạch sẽ hơn, cho trẻ uống nước, không bôi phấn rôm trên da trẻ vì phấn rôm sẽ làm bít tắt đường thoát mồ dẫn đến ứ đọng mồ hôi tạo ra nhiều rôm hơn.
Bệnh ở trẻ thường có triệu chứng thầm lặng và tiến triển nhanh đòi hỏi phụ huynh cần phải phát hiện sớm các biểu hiện bất thường của trẻ và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
7. Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng khoảng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là do vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…), virus, nấm, ký sinh trùng đường ruột.
Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol. Việc truyền dịch chỉ thực hiện khi trẻ mất nước nặng, nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh và men tiêu hóa vi sinh cần có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
Các mẹ hãy note lại để tìm hiểu thêm kiến thức chăm sóc, xử lý khi con gặp phải một trong những bệnh trên.
Đặc biệt, mẹ nên bổ sung Sữa dinh dưỡng 𝐈𝐐 𝐏𝐥𝐮𝐬 cho con hàng ngày để con được khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, phòng tránh khỏi những tác nhân gây bệnh nhé!
Các mẹ có nhu cầu muốn mua hàng hãy liên hệ số Hotline: 0911122211- 096 7865885 hoặc ib trực tiếp vào fanpage https://www.facebook.com/S%E1%BB%AFa-dinh-d%C6%B0%E1%BB%A1ng-IQ-Plus-104804708746585 để được tư vấn cụ thể.